Hướng dẫn chọn Vải Kate may đồng phục quần áo học sinh đẹp

Image
Chất liệu vải may đồng phục học sinh đòi hỏi sự khắt khe, giá thành rẻ, đảm bảo chất lượng, thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát, ít nhăn hay xù lông, đảm bảo tốt nhất cho mọi hoạt động, vui chơi, học tập cả ngày của học sinh. Khác với trước đây, đồng phục học sinh không chỉ đơn giản là quần xanh áo trắng mà có nhiều yêu cầu hơn trong mẫu mã thiết kế, đảm bảo nói lên được đặc tính cũng như nét đặc trưng riêng của nhà trường. Tùy theo mục đích sử dụng và môi trường học tập, đôi khi cùng một mẫu mã nhưng giá thành của đồng phục lại khác nhau, tất cả đều phụ thuộc vào chất liệu vải may đồng phục học sinh, chiếm phần lớn trong sự quyết định đặt hay không đặt may của khách hàng. Tìm hiểu Vải Kate may đồng phục học sinh trên thị trường? Vải Kate trên thị trường có nhiều loại, tùy đối tượng phục vụ mà có thể sử dụng các chất liệu vải khác nhau. Sắp xếp theo giá từ thấp nhất đến cao nhất có thể liệt kê ra vải Kate Nam Triều Tiên, Kate Silk, Kate Polin, Kate Ford, Kate Mỹ hay Kate Ý,

Quy trình dệt và nhuộm vải


Quy trình dệt và nhuộm vải - Quy trình dệt nhuộm bao gồm rất nhiều công đoạn sản xuất, thông thường quy trình dệt nhuộm đi qua ba công đoạn cơ bản là : Kéo sợi ; Dệt vải – Xử lý hóa học (Nấu, tẩy); Nhuộm – Hoàn thiện vải.

1. Kéo sợi

Quy trình dệt và nhuộm vải
Trong quá trình thu hoạch bông vải, chúng được đóng lại dưới dạng những kiện bông thô chứa các sợi bông có kích thước khác nhau cùng với tạp chất tự nhiên như hạt, bụi, đất….Nguyên liệu bông thô sẽ được đánh tung, làm sạch và bông được thu dưới dạng các tấm phẳng, đều. Các sợi bông tiếp tục được kéo sợi thô để tăng kích thước, độ bền và được đánh thành từng ống. Sau khi được kéo thành sợi hoàn chỉnh sẽ đến quá trình hồ sợi dọc, đây là quá trình sử dụng hồ tinh bột, tinh bột biến tính và một số các loại hồ nhân tạo như polyvinynalcol PVA, polyacrylat….để tạo màng hồ bao quanh sợi bông, tăng bộ bền, độ trơn và độ bóng của sợi để tiến hàng dệt vải.

2. Dệt vải - Xử lý hóa học

Quá trình dệt vải được tiến hành chủ yếu bằng máy móc để kết hợp các sợi ngang và sợi dọc tạo thành tấm vải. Tiếp đó, vải sẽ được nấu ở áp suất và nhiệt độ cao trong các dung dịch hóa học và các chất phụ trợ để tách, loại bỏ phần hồ và các tạp chất thiên nhiên có trong sợi. Sau đó, những tấm vải tiếp tục được làm bóng để cho sợi cotton trương nở, tăng khả năng thấm nước và bắt màu của sợi nhuộm. Cuối cùng là tẩy trắng vải để làm cho vải mất đi màu tự nhiên, sạch vết dầu mỡ và có độ trắng như yêu cầu để bước vào quá trình nhuộm màu.

3. Nhuộm - Hoàn thiện vải

Sợi vải được xử lý bằng thuốc nhuộm, dung dịch các chất phụ gia hữu cơ để làm tăng khả năng gắn màu. Quá trình nhuộm vải phải sử dụng các loại thuốc nhuộm tổng hợp cùng nhiều hóa chất phụ khác để tạo điều kiện cho sự bắt màu của màu nhuộm. Sau mỗi quá trình trên thì công đoạn giặt vải được tiến hành nhiều lần nhằm tách các hợp chất, chất bẩn còn bám lại trên vải. Cuối cùng, để hoàn thiện vải sẽ phải thực hiện giai đoạn wash vải nhằm mục đích làm mềm vải, tăng độ bền, chống co rút, ra màu….của vải.

Quy trình dệt và nhuộm vải

Comments

Popular posts from this blog

Hướng dẫn chọn Vải Kate may đồng phục quần áo học sinh đẹp

Vải may áo nhà sư , áo nhà chùa , áo ni cô , trang phục nhà chùa

Vải kate trắng giá sỉ lẽ